Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?

Chứng phù nề đôi bàn chân thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối. Có rất nhiều nguyên nhân gây phù chân ở phụ nữ mang thai… Vậy, khi nào là dấu hiệu cần nhập viện?

Nếu phù chân do các nguyên nhân như: đứng, ngồi lâu nên lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn đi lại. Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.


Nếu phù do chèn ép để giảm bớt hiện tượng phù chân, thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu, khi nghỉ ngơi nên gác chân lên cao. Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số bài thuốc y học cổ truyền như đun sôi râu ngô với một vài cốc nước, dùng để uống hàng ngày. Hoặc cũng có thể uống nhiều nước.


Đối với thai phụ có tiền sử các bệnh mạn tính như :tim, thận, tăng huyết áp mà phù chân là rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Chú ý: Nếu bạn bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo một số các triệu chứng như: đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì tình hình trở nên rất nguy hiểm và bạn phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ngâm chân giúp giảm phù nề

Đến những tháng cuối của thai kỳ, khi bụng bầu đã rất lớn, thậm chí nhiều mẹ còn không thể nhìn thấy ngón chân của mình. Đây chính là lúc mẹ có thể nhờ ông xã giúp đỡ để làm dịu đôi bàn chân đang khó chịu của mẹ.


Nhờ ông xã cắt và “tỉa tót” móng chân giúp mẹ.

5 cách làm giảm PHÙ NỀ, ĐAU NHỨC CHÂN cho mẹ bầu những THÁNG CUỐI thai kỳ, mẹ chỉ cần giữ tinh thần thật tốt để chào đón con thôi!

Bôi kem dưỡng ẩm cho chân và ông xã bạn có thể thực hiện một số động tác massage chân hay đơn giản chỉ là xoay bàn chân cũng rất hữu dụng, điều này sẽ giúp đôi chân đang sưng phù của mẹ dễ chịu hơn rất nhiều.


Ngâm chân nước mát khoảng 10- 15 phút.

Kê chân cao lên và thư giãn bằng các bản nhạc hoặc đọc một cuốn sách mà mẹ yêu thích, xem một bộ phim hay….

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Những thứ mẹ bầu không nên mang đến phòng đẻ

Trang sức

Trước khi nhập viện bà bầu nên gỡ bỏ hết những đồ trang sức trên người bởi vì chúng sẽ rất vướng víu và thật sự không cần thiết. Ngoài lí do nhiều bà bầu không thể đeo trang sức do da bị sưng tấy sau sinh, bệnh viện cũng là một chốn đông người, những thứ quý giá rất dễ bị đánh cắp.


Áo khoác

Nếu bạn mang theo áo khoác ngoài, bạn có thể sẽ gặp rắc rối vì không biết để áo ở đâu. Một quy tắc quan trọng dành cho bạn trong môi trường bệnh viện đó là: gọn gàng, ngăn nắp, càng ít đồ càng tốt.


Các phương tiện giải trí

Một số bà bầu có thể nghĩ rằng, sau khi sinh bé xong, họ sẽ có rất nhiều thời gian để thư giãn, giải trí như chơi game, xem video. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn có rất ít thời gian để làm những việc đó bởi vì hầu hết các bệnh viện phục vụ nhu cầu xem tivi cho các sản phụ, thậm chí họ còn có hẳn một thư viện tập hợp những video về chủ đề chăm sóc bé để thai phụ có thể tham khảo. Mà 1 điều đặc biệt lưu ý là các bà bầu sau khi sinh xong không được sử dụng các thiết bị như điện thoại di động, máy nghe nhạc… trong vòng ít nhất 1 tuần sau sinh.


Ngoài những vật dụng kể trên, còn có rất nhiều thứ cũng nằm trong danh sách cần phải “để ở nhà” mà một số phụ nữ lại cho rằng đó là những vật “bất ly thân” của họ như miếng đệm ngực, đồ trang điểm, thức ăn nhẹ… Cuối cùng, không nên mang theo những đồ dùng dễ gây cháy, trong đó bao gồm nến.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Mẹ mang thai cần lưu ý khi ăn những món này

Canh chua

Dù là những ngày nắng nóng oi bức hay thời tiết lạnh lẽo thì canh chua vẫn là món khoái khẩu giúp mẹ bầu giảm nghén hiệu quả. 


Nếu ăn lúc trời nóng sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, tăng ối. Nếu ăn lúc trời lạnh cũng sẽ cung cấp vitamin, nước, vị cay nóng dìu dịu làm ấm cơ thể. 

Mẹ nghén thèm chua có thể nói bố làm món canh chua cá đuối bắp chuối nấu me, canh chua cá lóc nấu khế, canh chua gà lá giang… Bảo đảm ăn vào đã miệng mà còn tốt cho cơ thể, cung cấp nhiều dinh dưỡng, không lo hại dạ dày.


Xoài keo

Xoài là loại trái cây có vị chua thơm ngon mà đa số bà bầu đều khoái khẩu. Để giải tỏa cơn thèm chua đang kéo đến, mẹ có thể nhâm nhi những miếng xoài keo giòn ngọt, chua dịu, vàng ươm chấm với chút muối ớt tôm thơm lừng. 


Mẹ chỉ nên ăn xoài keo vì nó không quá chua mà lại có nhiều vitamin cất thiết cho sự phát triển của bào thai, ngừa táo bón, tốt cho gan…

Ăn chua sai cách sẽ gây hại cho mẹ và thai nhi

Mẹ ăn quá nhiều đồ chua sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể. Thai nhi sẽ còi cọc, chậm phát triển trong bụng mẹ. 


Nếu muốn ăn, mẹ nên lựa chọn món nào vừa có vị chua mình yêu thích, vừa giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe thai kỳ. Vì thực ra axit là môi trường giúp chất sắt dễ hấp thụ, bổ máu. 

Vitamin C có trong thức ăn chua cũng có lợi cho hình thành tế bào, cấu thành bộ phận cho thai nhi, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là 7 món cực tốt cho bà bầu nghén thèm chua có thể ăn thoải mái.


Sữa chua

Sữa chua là món ăn bổ dưỡng, lành tính, tốt cho sức khỏe của mọi đối tượng. Bà bầu càng nên ăn sữa chua để lợi đường tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe. Thứ nhất, nó giàu canxi (mẹ bầu chỉ cần ăn 226 gam sữa chua thôi đã cung cấp được 30-40% canxi cơ thể cần mỗi ngày), giúp hình thành và phát triển hệ xương cho thai, phòng ngừa chứng loãng xương cho mẹ. 


Thứ hai, sữa chua phát triển cơ bắp cho bé. Thứ ba là giảm nguy cơ nhiễm trùng, cao huyết áp, béo phì, căng thẳng khi mang thai… Thứ tư, sữa chua có vị chua dịu, đánh lừa cảm giác bồn chồn trong dạ dày. Nó còn giúp hồng hào làn da cho cả mẹ và bé.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa rượu bia để tốt cho con

Bia rượu và thai nghén không nên đi cùng nhau. Không có liều lượng rượu nào thực sự an toàn cho thai kỳ. 


Mặc dù chưa có tài liệu nào cho ta biết chính xác những nguy hại tiềm tàng mà bia rượu, dù là một lượng rất nhỏ, có thể tác động đến quá trình phát triển của thai nhi, tuy nhiên các tổ chức y tế luôn khuyến cáo những phụ nữ đang mang thai, cũng như đang có kế hoạch mang thai, nên tránh xa bia rượu.


Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa rượu bia. (Ảnh minh họa)

Mẹ uống rượu bia khi mang bầu không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân mà còn có thể khiến bé bị hội chứng rượu bào thai (FAS). 

Xem thêm: double test là gì

Những trẻ sinh ra từ những người mẹ nghiện rượu này thường nhỏ bé, nhẹ cân và thường có những khiếm khuyết bẩm sinh như chậm phát triển. Khi lớn hơn trẻ có thể có những rối loạn về hành vi, nghiêm trọng nhất là chậm phát triển tâm thần.

Những loại thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu

Bổ sung đầy đủ axit folic từ trước và trong thai kỳ sẽ giúp phòng tránh các khuyết tật ống thần kinh có thể xảy ra ở thai nhi và giảm nguy cơ di chứng xấu do sinh nở cho người mẹ. 

Xem thêm: double test là gì


Trước khi mang bầu 1-3 tháng và trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày. Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, lượng axit folic cần tăng lên 600mcg. 


Uống thuốc bừa bãi 

Một số loại thuốc như quinine, aspirin, tobramycin hay penicillin mẹ bầu nên hạn chế sử dụng, càng ít càng tốt vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng đầu khi thai nhi đang hình thành hệ thống thần kinh, mẹ bầu tốt nhất không nên dùng thuốc. 

Trong trường hợp bị bệnh, mẹ bầu tốt nhất nên đi khám bác sĩ để nhận được tư vấn và hướng điều trị phù hợp nhất.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Uốn phần xương chậu, nhoài người động tác giúp mẹ dễ sinh

Đây được xem là bài tập tốt nhất để hỗ trợ việc sinh con một cách tự nhiên. Bài tập này rất đơn giản và có thể được thực hiện tại nhà. 

Xem thêm: hội chứng down

Đầu tiên hãy nằm ngửa và đồng thời bẻ cong phần xương chậu, giữ nguyên trong 10 giây rồi từ từ hạ xuống. Thực hiện bài tập 2 lần trong ngày, mỗi lần 10 phút, nó sẽ hỗ trợ phần cơ xương chậu cho việc sinh đẻ.


Nhoài người

Các động tác ôm bóng chính là cứu tinh trong số những bài tập thể chất dành cho mẹ bầu, và cũng sẽ giúp các mẹ vượt cạn dễ dàng và tự nhiên. Hãy đảm bảo các mẹ luôn được hướng dẫn bởi một huấn luyện viên chuyên nghiệp. 


 Nhoài người đè lên bóng có thể tạo áp lực lên phần lưng dưới và cơ xương chậu và sẽ giúp các mẹ sẵn sàng cho việc sinh đẻ. Tập với bóng cũng sẽ giúp các mẹ xoa dịu cơn đau trong quá trình vượt cạn và đảm bảo việc sinh đẻ tự nhiên diễn ra nhanh chóng và không tốn sức.

Bài tập cho bà bầu giúp vượt cạn suôn sẻ cực đơn giản

Bài tập cho bà bầu - Chăm chỉ tập luyện sẽ giúp quá trình chuyển dạ, sinh con của mẹ diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.


Maria đang được chuyển gấp vào phòng đẻ. Chồng chị đang rất căng thẳng về ca sinh đẻ và những cơn đau mà vợ sắp phải trải qua. Nhưng thật kỳ lạ, Maria lại không nghĩ như thế. 


Chị biết tiến trình này sẽ diễn ra suôn sẻ do mình đã thường xuyên thực hiện những bài tập thể chất hỗ trợ sinh đẻ. Và chị đã không phải thất vọng. Ca sinh đã diễn ra cực kỳ thuận lợi. Dưới đây là những bài tập tốt cho quá trình sinh thường mẹ bầu có thể tham khảo. 


Đây được xem là bài tập tốt nhất để hỗ trợ việc sinh con một cách tự nhiên. Bài tập này rất đơn giản và có thể được thực hiện tại nhà. Đầu tiên hãy nằm ngửa và đồng thời bẻ cong phần xương chậu, giữ nguyên trong 10 giây rồi từ từ hạ xuống. Thực hiện bài tập 2 lần trong ngày, mỗi lần 10 phút, nó sẽ hỗ trợ phần cơ xương chậu cho việc sinh đẻ.

Thai 34 tuần khá lớn nên sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề

Ngoài ra, ở tuần thai thứ 34, mẹ bầu còn có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến khác như đầy hơi, táo bón, tăng tiết dịch âm đạo, đau lưng, bị trĩ, mất ngủ, tầm nhìn giảm...


Theo lời khuyên của các bác sĩ, sự phát triển của thai nhi đang đi đến giai đoạn quan trọng và mẹ sẽ bắt đầu phải đi khám hàng tuần. 

Thai 34 tuần khá lớn nên sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề.

Trong khoảng thời gian từ tuần 34, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ. Loại khuẩn này gây ra những tác hại vô cùng nguy hại cho thai nhi dù vô hại cho mẹ bầu.


Đặc biệt, khi thai nhi bước sang tuần thứ 34, mẹ bầu cũng nên lên kế hoạch chuẩn bị sinh và sắm sửa những món đồ cần thiết cho ngày chuyển dạ.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Làm thế nào để phòng tránh UIGR ?

Những cách dưới đây có thể giảm nguy cơ bị UIGR:

- Ăn uống điều độ, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.


- Ngừng việc hút thuốc và uống bia rượu khi mang thai.

- Đến bác sĩ kiểm tra nếu như bất kỳ loại loại thuốc nào mẹ đang dùng gây nguy cơ UIGR.

- Thường xuyên nghỉ ngơi & giảm stress. Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.

Mẹ cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ để đề phòng thai chậm phát triển.

- Tập thể dục để giữ sức khỏe.

Thai nhi chậm phát triển không phải là vấn đề trong tầm tay. Nhưng có một lối sống lành mạnh, và từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc và uống rượu bia là những thứ các mẹ hoàn toàn có thể làm được. 


Hãy nói chuyện với bác sĩ và làm theo chỉ dẫn của họ. Nếu bé trong bụng vẫn chậm lớn, hãy đợi đến lúc đẻ, và nuôi dưỡng và cho con bú một cách cẩn thận sẽ giúp bé phát triển bình thường.

Mẹ cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Các mẹ sẽ được cung cấp thuốc trợ sinh trong quá trình chẩn đoán, và được xét nghiệm một cách thoải mái.


Nếu đã sang đến mức 2, các mẹ phải chấp nhận điều trị nội trú và xét nghiệm tiền sản 2 lần trong ngày, nếu kết quả xét nghiệm khả quan, việc sinh đẻ được khuyến cáo thực hiện trong vòng 34 tuần. 


Tuy nhiên, nếu kết quả có biến, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên mổ đẻ ngay lập tức. Trong trường hợp mức 3 xảy ra, việc sinh đẻ sẽ được thực hiện trong vòng 32 tuần.


Nếu được chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung, mẹ nên thường xuyên đi gặp bác sĩ và kiểm tra một cách cẩn thận, theo dõi một cách kỹ lưỡng các cử chỉ của bé. Nếu bé không cử động thường xuyên, hãy liên lạc với bác sĩ và làm theo các hướng dẫn của họ.